Tìm hiểu cây chỉ catgut( phương pháp nhu châm)

+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên.

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm là phương pháp phục hồi chức năng trong y học cổ truyền (YHCT) đã được áp dụng và điều trị có hiệu quả đối với một số bệnh mạn tính không lây như hen phế quản, đau thần kinh tọa…

 

Bạn muốn tìm kiếm những thông tin về kinh doanh, kinh tếcông nghệ mới nhất ? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào Tin tức mới nhất này để bổ sung kiến thức cho riêng mình!!!

 

 

 Tìm hiểu cây chỉ catgut( phương pháp nhu châm)

 

Nhu châm được cho là phương pháp châm cứu kết hợp giữa y học hiện đại và YHCT .

Nhu châm là hình thức cấy chỉ tự tiêu Catgut (chỉ dùng trong phẫu thuật) dưới da có tác dụng kích thích huyệt đạo liên tục trong khoảng ba tuần giúp điều hòa âm dương, điều chỉnh chức năng của lục phủ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, giảm đau… Phương pháp này được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau ở Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước châu Âu và nhiều bệnh viện YHCT tại Việt Nam. Nhu châm là phương pháp YHCT nhưng tuân thủ theo những quy chế chống nhiễm khuẩn của y học hiện đại, do bác sĩ YHCT thực hiện. Với nhu châm, cả thầy thuốc và bệnh nhân đều tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức; giảm chi phí điều trị.

Khi điều trị, người bệnh được đưa vào phòng vô khuẩn, bác sĩ YHCT sẽ sát khuẩn và dùng kim tiêm thuốc, kim châm cứu để đưa chỉ vào huyệt đạo. Sau lần đầu thực hiện thì 7-20 ngày người bệnh mới cần thực hiện nhu châm lại.

1. Cơ chế của cấy chỉ

– Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày, khi đưa vào cơ thể (cấy vài lần mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày),  như  một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

– Chỉ catgut là một Protit trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại chỗ làm tăng tái tạo Protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.

– Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của châm cứu. Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch(YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch.

Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. (Theo Volganic và Kassin Liên Xô cũ có tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân).

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm – Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm – Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình điều trị tiếp theo.

+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên.

2.2 Chống chỉ định

+ Người bệnh đang sốt cao

+ Tăng huyết áp kịch phát

+ Phụ nữ có thai

+ Những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu

+ Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.

3. Những bệnh thường điều trị bằng phương pháp nhu châm đạt kết quả.

    + Các bệnh dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang di ứng)

    + Các chứng liệt

    + Các chứng đau

    + Bệnh ngũ quan

 

 

                                                                                                   Ths.Bs Bùi Thị Mai Hiên

Tin Tức Giáo dục
Nghề nghiệp Kinh Doanh
  Khám Phá Thế Giới
Tin Tức Chứng Khoán
Thông Tin Khởi Nghiệp
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>